Sự leo thang căng thẳng quân sự giữa Washington và Bắc Kinh thời gian gần đây chỉ là vẻ bề ngoài sau tuyên bố đơn phương của Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
Tàu sân bay Mỹ USS George Washington ở ngoài khơi bờ biển Trung Quốc nhằm chuẩn bị cho một cuộc tập trận chung với Nhật Bản.
Nhưng lý do thực sự khiến cho Mỹ giận dữ là Trung Quốc đang có kế hoạch cắt giảm nắm giữ đồng USD.
Trong một động thái mới nhất, ngày 20/11 Trung Quốc thông báo rằng nước này dự định thay đổi việc duy trì dự trữ ngoại tệ rủi ro bằng tiền USD và chuyển sang các loại tiền tệ khác. Đây này là điềm báo cho thấy sắp có sự kết thúc những ngày thống trị của đồng USD, chuyên gia Paul Craig Roberts nhận định. Động thái cắt giảm một phần trong số 3,5 nghìn tỷ USD dự trữ cùng với việc thương mại toàn cầu ngày càng tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực dầu mỏ trên cơ sở đồng tiền quốc gia đã đặt ra nguy cơ “chết người” đối với đồng USD dầu lửa và toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
Mối đe dọa này ảnh vốn hưởng trực tiếp đối với sự tồn tại của Mỹ - nguy cơ phá sản, nợ ở mức cao kỷ lục và khủng hoảng xã hội – là những lý do giải thích tại sao Mỹ là phản ứng một cách “gay gắt” sau khi Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ hồi tuần trước. Bắc Kinh cho biết việc thiết lập này nhằm mục đích ngăn chặn các diễn tập quân sự xâm nhập của máy bay do thám Mỹ trên lãnh thổ của mình. Mỹ đã tiến hành các chuyến bay quân sự trên không phận Trung Quốc trong nhiều thập kỷ mà không thông báo cho Bắc Kinh. Vào tháng 4/2001, một phi công máy bay chiến đấu Trung Quốc đã thiệt mạng sau khi va chạm với một máy bay do thám Mỹ. Phi hành đoàn Mỹ sống sót, nhưng vụ việc đã gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao nặng nề.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang từng bước thoát ra khỏi sự "thống trị" của đồng USD, vốn đang là đồng tiền dự trữ thế giới và theo quy ước, nó là tiêu chuẩn thanh toán trong thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu lửa quốc tế. Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và là nước nhập khẩu dầu hàng đầu – đã hoặc đang tìm kiếm các hợp đồng kinh doanh xăng dầu với nhà cung cấp chủ yếu của mình như Nga, Saudi Arabia, Iran và Venezuela, trong đó sẽ bao gồm cả việc trao đổi bằng các loại tiền tệ quốc gia. Điều này thực sự là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với đồng USD dầu lửa và tình trạng dự trữ toàn cầu của Mỹ.
Trung Quốc đang tìm cách nâng cao vị thế đồng tiền của mình trên thị trường thế giới nhằm đối trọng với vai trò bá chủ của đồng USD. Mục tiêu này được Bắc Kinh thể hiện thông qua việc công bố dự thảo kế hoạch cho phép nhân dân tệ (NDT) được chuyển đổi hoàn toàn trong Khu vực thương mại tự do Thượng Hải (FTZ) - một sự thay đổi chưa từng có nhằm tạo điều kiện cho đồng tiền này được sử dụng nhiều hơn.
Trong nhiều thập kỷ Mỹ đã hưởng lợi lớn từ lợi thế đồng USD có vai trò mặc định như là đồng tiền thanh toán và dự trữ toàn cầu. Nhưng khi nền kinh tế toàn cầu bị rúng động trước nguy cơ vỡ nợ của Mỹ vào tháng trước, Trung Quốc đã cho rằng đây là một cơ hội tốt để xây dựng một thế giới "phi Mỹ hóa" và kêu gọi việc tạo ra một "đồng tiền dự trữ quốc tế mới ... thay thế sự thống trị của đồng USD".
Ngay lập tức, đồng NDT của Trung Quốc – quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới – xuất hiện với vai trò lớn hơn trong nhiệm vụ "bôi trơn" dòng chảy thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Theo ước tính của chuyên gia Stephen Green thuộc Ngân hàng Standard Chartered, đồng NDT sẽ trở thành đồng tiền thường được sử dụng nhiều thứ 4 trên thế giới trong giao dịch thương mại quốc tế năm 2020, khi đó giá trị giao dịch bằng NDT sẽ tương đương 3.000 tỷ USD.
Hiện nhu cầu của nhà đầu tư đối với NDT không có dấu hiệu sự suy giảm. Nó đã trở thành tiền tệ được giao dịch xếp thứ 8 trên thế giới trong năm nay, vượt qua đồng ruble của Nga và đồng won của Hàn Quốc. Khối lượng giao dịch tiền tệ NDT tăng hơn gấp đôi từ tháng 1/2012 đến tháng 8/2013, theo mạng liên ngân hàng Swift.
Tất nhiên, việc đa dạng hóa việc nắm giữ ngoại tệ và nâng cao vị thế của đồng NDT là quyền hợp pháp của Trung Quốc. Nhưng với Washington, "mối đe dọa" đối với nền kinh tế Mỹ được coi là một hành động chiến tranh ngầm. Đó là lý do tại sao Washington đang phản ứng rất giận dữ và nó chỉ là cái cớ để Mỹ “siết chặt bàn tay sắt”.
Comments[ 0 ]
Post a Comment