Các nét chính trong chiến lược Hải quân TQ được hoạch định vào cuối những năm 80-x và chính thức công bố trong Chiến lược quốc phòng chủ động vào năm 1995 là xây dựng lực lượng Hải quân đủ khả năng đẩy lui mọi cuộc xâm lược từ phía biển. Điều này không loại trừ khả năng tiến hành đòn phủ đầu đối phương để phòng ngừa.
Quan điểm phát triển
Các công bố của Thiên Triều về đề tài chiến tranh luôn gắn với yêu sách về hơn 5 triệu km2 “lãnh thổ TQ bị nước ngoài xâm chiếm”, xem vùng an ninh hàng hải của TQ thọc sâu hơn 2000 dặm vào Thái Bình Dương xa thẳm. Tướng Вен Цонгрен của Viện Khoa học-Quân sự TQ (НОАК) đã nói rõ trong báo cáo về sức mạnh quân sự của TQ: “TQ cần phá vỡ sự bao vây của các quốc gia khác trong vùng an ninh hàng hải của mình. Chỉ khi nào chúng ta phá vỡ được vòng vây này, khi đó chúng ta mới có thể nói đến sự cất cánh của TQ. Để sự phát triển được nhanh chóng, TQ buộc phải băng qua các đại dương và vươn lên từ đó”.
Những phương cách cơ bản được Hải Quân TQ áp dụng hiện nay là: chủ động đe dọa đối phương từ khoảng cách xa nhất có thể bằng cách đưa lực lượng Hải quân vào trạng thái chiến đấu trên cả các vùng biển sâu, đánh đòn hạt nhân hạn chế để tự bảo vệ với sự tham gia của Hải quân từ các tàu ngầm tên lửa đạn đạo trong lực lượng hạt nhân chiến lước TQ.
Chiến lược Hải quân hiện đại hiện nay giao cho Hải quân TQ trong trường hợp có chiến tranh, các nhiệm vụ chính: tiêu diệt các tàu chiến, tàu đổ bộ, các cảng và căn cứ quan trọng ven biển của đối phương, bảo đảm an toàn hàng hải, nghề cá, khai thác khoáng sản dưới lòng biển, nghiên cứu khoa học và hàng loạt các nhiệm vụ khác.
Chiến lược Hải quân của TQ dự kiến có 3 giai đoạn phát triển.
Giai đoạn 1: thành lập các đơn vị có khả năng chiến đấu trong phạm vi hạn chế là “chuỗi các đảo tiền tiêu” (quần đảo Nansei và Philippines), vùng biển Vàng, biển Đông và Nam Trung Hoa, đồng thời đóng vai trò “Vạn lý trường thành trên biển”. Hiện nay giai đoạn này đã thực hiện xong.
Giai đoạn 2 (đến năm 2020): tăng cường các hoạt động của Hải quân trong vùng giới hạn bởi “chuỗi đảo thứ 2” (Quần đảo Kuril, đảo Hokkaido, quần đảo Mariana và Carolina Nampo, New Guinea) và vùng biển Nhật Bản, vùng biển Philippines, vùng quần đảo Indonesia .
Giai đoạn 3 (đến năm 2050): thành lập các Hạm đội mạnh đủ sức thực hiện mọi nhiệm vụ trên bất kỳ vùng biển nào trên thế giới. Vì thế một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển Hải quân TQ là thành lập lực lượng Hàng không mẫu hạm và tàu ngầm hạt nhân ngay từ đầu thế kỷ XXI.
Tổng số các tàu chiến trong lực lượng hải quân TQ tăng nhanh từ 570 lên 700 chiếc trong 4 năm gần đây. Tuy nhiên con số này khổng chỉ do đóng mới, mà tính cả các nguồn dự bị, gồm số lượng lớn các tàu ngầm, tàu khu trục và tàu đổ bộ. Sau đó có thể dẫn đến việc giảm số lượng tàu vào các năm 2015-2020 do chuyển 1 phần các tàu ngầm, tàu khu trục và tàu đổ bộ vào lực lượng dự bị.
Chương trình đóng tàu quân sự
Trong 10 năm gần đây, TQ phát triển ngành đóng tàu quân sự. Đáng chú ý là việc thay các tàu có lượng dãn nước giới hạn thành các tàu lớn lớp cơ bản (tàu ngầm hạt nhân, hàng không mẫu hạm, tàu tuần dương). Cùng lúc tiếp tục chế tạo các loại tàu tên lửa.
Lực lượng tàu ngầm hạt nhân
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo (SSBN). Trong lực lượng Hải quân TQ hiện có tàu Chang Zheng – 6 theo thiết kế 092 và 2 tàu kiều Daqinqvu theo thiết kế 094 (trang bị tên lửa đạn đạo JL-1A).
Việc chế tạo các tàu ngầm kiều Daqinqvu trang bị tên lửa đạn đạo kéo dài từ năm 2001, nhằm mục đích kềm chế lại lực lượng hạt nhân chiến lược của Hoa Kỳ trên biển.
Các tàu ngầm theo thiết kế 094 lần đầu tiên được vệ tinh Quickbird chụp được ảnh vào năm 2006 khi đậu tại căn cứ Shaopindao gần thành phố Đại Liên. Trông chúng giống với các tàu của Nga theo thiết kế 667 БДРМ.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới của TQ trang bị 12 tên lửa đạn đạo JL-2 mang nhiều đầu đạn. Loại tên lửa này là kiểu thu gọn của tên lửa DF-31 đã được thử nghiệm từ năm 1999. Tầm xa tối đa 8000 km khi mang 1 đầu đạn sức nổ tương đương 0,35Mt. Khối lượng khởi phát 42 tấn dùng nhiên liệu rắn, kích thước 12,0x2,0 mét, hệ điều khiển dẫn đường theo quán tính. Có thể mang nhiều đầu đạn.
Hiện nay TQ đang chế tạo 3 tàu ngầm theo thiết kế 094 và dự định đóng thêm chiếc thứ tư tương tự. Tuy nhiên có thông tin cho rằng TQ đang chế tạo tàu theo thiết kế 096, trang bị 24 tên lửa đạn đạo. Cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA đã chụp ảnh vệ tinh được 1 chiếc khi đang chạy thử trên biển vào khoảng giữa năm 2011.
Theo ý kiến các chuyên gia, kích thước dài 120m, rộng 20m của tàu ngầm TQ là không đáng tin cậy. Trước hết vấn đề ở chỗ bề rộng con tàu, chúng phụ thuộc vào chất lượng thép và độ dầy của phần khung tàu. Độ tin cậy thấp vì TQ có công nghệ sản suất và gia công thép không thể vượt hơn được trong lĩnh vực luyện kim của Hoa Kỳ, Nga, Anh và Pháp. Dù cho thế nào thì sau năm 2016 TQ cũng sẽ có 6 tàu ngầm chiến lược mới và 1 tàu cũ. Trang bị vũ khí trên 4 chiếc không hề thua kém các tàu ngầm chiến lược của Hoa Kỳ.
Một vài thông tin khẳng định thiết kế và chế tạo tàu ngầm kiểu Daquinqvu sử dụng công nghệ của Nga. Tuy nhiên đa số các chuyên gia về thiết bị hạt nhân và tên lửa đạn đạo cho rằng khó có thể vì đặc điểm chính trị. Ở thời điểm bắt đầu thiết kế loại tàu này (cuối những năm 80-x) Moskva đã có quan hệ với Washington tốt hơn quan hệ với Bắc Kinh. Ngoài ra các công nghệ sử dụng cho động cơ hạt nhận và sản xuất tên lửa đạn đạo phải qua quá trình chuyển giao công nghệ và chuyển đổi khác cần rất nhiều thời gian và chi phí rất lớn.
Các chuyên gia cho rằng có thể công nghệ chế tạo động cơ hạt nhân trên tàu ngầm theo thiết kế 094 là của người Pháp. Không loại trừ khả năng động cơ chính sử dụng máy phát điện hạt nhân turbo với 2 lò phản ứng kiểu Pháp chế tạo những nằm 70-80-x. Đồng thời cũng có vài chuyên gia cho rằng các tàu ngầm chiến lược mới của TQ được trang bị động cơ hạt nhân thông thường.
Không loại trừ việc tiếp nhận của Nga 2 tàu phi hạt nhân theo thiết kế 877ЭКМ vào giữa những năm 90-x cho phép TQ áp dụng vào các tàu kiểu Daqinqvu (và cả trên các tàu theo thiết kế 096) một vài công nghệ của người Nga như các bộ phận hấp thụ âm thanh, và kiểu vũ khí mới như xung âm thanh, thủy lôi, tên lửa đối hạm. Tuy nhiên việc có quá nhiều các lỗ nhỏ trên thân tàu theo thiết kế 094 chứng tỏ rằng công nghệ tàng hình chưa được các chuyên gia TQ hiểu rõ và áp dụng.
Các công bố về tiếng ồn của tàu theo thiết kế 094 là 115 Db, của tàu theo thiết kế 096 là 95-100 Db không nói lên được điều gì vì không được kết hợp tương ứng với vận tốc di chuyển của tàu.
Tàu ngầm hạt nhân thông thường
Trong Hải quân TQ có 5 chiếc: 3 chiếc theo thiết kế 091 được chế tạo trong những năm 80-90 (2 chiếc đã bị thải loại) và 2 chiếc làm theo thiết kế 093. Theo các nhà máy sửa chữa thì những tàu theo thiết kế 091 sẽ bị thải loại trong khoảng thời gian 2012-2020. Hiện nay đang chế loại loại tàu ngầm hạt nhân đa dụng theo thiết kế 093, có tính năng tương đương với tàu ngầm hạt nhân của Nga theo thiết kế 671PTM. Kế hoạch đến năm 2020 sẽ chế tạo 8 chiếc loại này.
Các chuyên gia cho rằng phần công nghệ động cơ hạt nhân của Nga mà tàu ngầm chiến lược theo thiết kế 094 sử dụng cũng được sử dụng cho các tàu theo thiết kế 093. Lượng dãn nước của tàu cũng hợp lý hơn. Việc chế tạo những chiếc đầu tiên theo thiết kế 093 kéo dài trong 13 năm đã gián tiếp cho thấy việc chế tạo chúng có sử dụng công nghệ của Nga (thiết kế cải tiến lại từ tàu ngầm không hạt nhân theo thiết kế 877ЭКМ).
Sáu chiếc tiếp theo được áp dụng công nghệ mới đã thay đổi thiết kế và mang số hiệu 095. Ngoài ra việc chế tạo cũng tạm dừng sau khi làm xong 2 chiếc 093. Chương trình chế tạo sẽ tiếp tục trở lại theo thiết kế 095 sau khi đã nắm vững được công nghệ tàng hình mới.
Công nghệ hấp thụ tiếng ồn và các trang bị mới (xung âm thanh, thủy lôi, tên lửa đối hạm) cho phép làm giảm tiếng ồn hơn 3 lần so với các tàu theo thiết kế 091. Tuy vậy để đạt mức ồn của tàu ngầm hạt nhân tương đương với các quốc gia tiên tiến thì các chuyên gia TQ còn xa mới đạt được.
Cũng cần lưu ý về độ tin cậy thấp của các động cơ hạt nhân vì công nghệ của Pháp trong một số chi tiết nhất định cho tới nay nền công nghiệp TQ chưa làm được.
Các chuyên gia đều hiểu rằng để vượt qua được các tồn tại trong ngành đóng tàu ngầm, TQ không chỉ cần biết sao chép các mẫu của nước ngoài mà còn phải nắm vững nhiều lý thuyết liên quan đến khoa học cơ bản. Để làm được điều đó cần rất nhiều nguồn lực và kinh nghiệm mà các cường quốc về biển phải tích lũy trong thời gian hàng trăm năm. Rất khó mà họ chia sẻ các kinh nghiệm này cho TQ. Việc chuyển giao (bán) vài chiếc tàu ngầm hạt nhân theo thiết kế 949A và 971 chưa chắc sẽ giúp cho TQ đạt đến trình độ cần thiết trong chế tạo tàu ngầm trong tương lai gần. Lãnh đạo mới của Hải quân TQ đã nhận thức được điều này và phần nào trì hoãn phát triển tàu ngầm hạt nhân để dành thời gian nắm vững các công nghệ mới, nỗ lực chính hiện nay là tập trung vào chế tạo hoặc mua từ các tàu ngầm không hạt nhân từ nước ngoài.
Tàu ngầm không hạt nhân
Trong thành phần của Hải quân TQ tính đến đầu năm 2012 có 48 chiếc (theo các thiết kế 041, 039/039G, 035, 877ЭКМ/636). Hiện nay chỉ tiếp tục chế tạo tàu theo thiết kế 041. Hiện nay có 4 chiếc loại này đang hoạt động, 1 chiếc đang chế tạo trên ụ và 3 chiếc đang lên kế hoạch thực hiện.
Tàu ngầm theo thiết kế 041 thực tế là bản sao của tàu ngầm Nga theo thiết kế 636 có thay đổi phần lái mũi và đuôi tàu. Dường như phần động lực chính chính cũng bị thay đổi thành diezen-điện và động cơ chu trình kín (không phụ thuộc vào không khí (ДЭУ+ВНЭУ)) dựa trên động cơ Stirling mua của Thụy Điển.
Đa số các chuyên gia không tin rằng TQ có thể nắm bắt được công nghệ sản suất động cơ chu trình kín theo công nghệ hydro (máy phát điện-hóa được chế tạo tại Nga và Đức). Tuy nhiên chế tạo động cơ chu trình kín dựa trên động cơ Stirling (của Thụy Điển và Nhật) là hoàn toàn khả thi bời vì TQ đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật với Thụy Điển.
Cần lưu ý rằng qui mô mua sắm các tàu ngầm không hạt nhân của Nga (12 chiếc theo thiết kế 877ЭКМ và 636 trong khi chỉ chế tạo 13 chiếc theo thiết kế 039) cho thấy giới lãnh đạo Hải quân không tin tưởng về chất lượng cả tàu ngầm hạt nhân lẫn tàu không hạt nhân của mình chế tạo. Đa số các chuyên giả đều đồng ý rằng tàu ngầm theo thiết kế 041 (sao chép từ tàu Nga) kể cả trang bị động cơ chu trình kín, không thể đáp ứng được khả năng chiến đấu như các tàu ngầm mới của Nga hoặc Pháp vì TQ không đủ khả năng sao chép được nhiều công nghệ. Nhiều khả năng TQ tiếp tục phải mua sắm các tàu ngầm không hạt nhân thế hệ mới của Nga hoặc của Pháp.Lực lượng Hàng không mẫu hạm (HKMH)
Sau tuyên bố của Lãnh đạo TQ rằng mỗi cường quốc cần phải có HKMH thì chương trình chế tạo HKMH của Hải quân TQ đi vào thực tế. Tuy nhiên mãi đến cuối năm 2007 vẫn chưa thấy Bắc Kinh thông tin gì. Trong khi vào khoảng tháng 3 năm 2007, trong một tờ báo của Hồng Kông được hậu thuẫn của TQ khẳng định rằng Thiên Triều sẽ có cái “sân bay nổi” đầu tiên vào năm 2010.
Ít lâu sau thì mọi người được biết rằng TQ mua lại tàu tuần dương hạng nặng đang đóng dở dang của Liên Xô trước đây theo thiết kế 11436 mang tên “Variag” để cải tạo thành HKMH hạng trung thông qua các công ty ở Ukraina. Năm 2007 tàu chính thức mang tên Thủy sư Shi Lang, người chỉ huy chiến thuyền TQ đánh chiếm Đài Loan năm 1681.
Lưu ý rằng khi TQ mua xác tàu HKMH thì họ đã nghiên cứu công nghệ tàu sân bay từ lâu. Đầu tiên là chiếc tuần dương hạm hạng nặng “Minsk” theo thiết kế 1143. Bị thải loại khỏi hạm đội Thái Bình Dương, bán phế liệu cho công ty đóng tàu Hàn Quốc, sau đó bán lại cho TQ năm 1997 với giá 5 triệu đô-la. Sau 18 tháng cải tạo với chi phí 45 triệu đô-la, “Minsk” biến thành một khu giải trí nổi neo đậu tại Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến không xa Hồng Kông. Đến năm 2000, TQ mua thêm chiếc “Kiev” đời đầu theo thiết kế 1143 với giá 8,5 triệu đô-la.
TQ mua chiếc “Variag” với giá 20 triệu đô-la dưới danh nghĩa cải tạo thành khách sạn nổi 5 sao. Nhưng giao dịch “đầy thiện chí” này bị phản đối kịch liệt bởi Thổ Nhĩ Kỳ, nước có quyền quản lý và cấp phép trong eo Biển Đen (Hiệp ước Montreux). Từ chối cấp phép cho tàu đi qua, Ankara đã thực hiện theo ý của Hoa Kỳ khi nghi ngờ rằng TQ sẽ biến “Variag” thành HKMH, nắm bắt được công nghệ tàu sân bay, công nghệ quan trọng thứ hai chỉ sau công nghệ tàu ngầm hạt nhân. Chỉ sau chuyến viếng thăm của Bộ trưởng ngoại giao Đường Gia Triền đến Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề mới được giải quyết cho tàu đi qua vịnh năm 2001, đến tháng 3 năm 2002 thì lên ụ tại Nhà máy đóng tàu Dalian Shipyard ở Đại Liên để cải tạo.
Khi đó tàu đã gần hoàn chỉnh bên trong, chỉ chưa gắn các trang thiết bị trên mặt boong như hệ cáp hãm máy bay, hệ chắn hơi phản lực, các loại tên lửa đối không, đối hạm, pháo…
Các chuyên gia TQ trong một thời gian dài đã không thể bắt đầu hoàn thiện được con tàu mà chỉ có thể tìm hiểu nó, bởi vì TQ đã không nhận được các tài liệu kỹ thuật mà nếu không có thì không thể thực hiện tiếp việc chế tạo con tàu, tiến hành chạy thử các kết cấu đã lắp ráp. Tuy nhiên đến cuối năm 2005 thì công việc bắt đầu trôi chảy trở lại. Toàn bộ kết cấu, hệ thống ống dẫn, hệ thống cáp nối được kiểm tra lại hoàn toàn. Nhiều bộ phận được tháo ra chuyển đến các nhà máy chuyên ngành. Các công việc trên phần động cơ chính cũng hoàn thành do vào lúc đó TQ đã có đầy đủ các tài liệu của tàu khu trục Nga theo thiết kế 956Э mà phần động cơ gần trùng khớp với tàu tuần dương hạng nặng theo thiết kế 11436.
Nếu nói về các trang thiết bị cho HKMH thì TQ đang tự sản suất, chế tạo hầu hết các chi tiết bộ phận riêng của mình ngoại trừ hệ radar dẫn hạ cánh cho máy bay, một số trang bị kỹ thuật hàng không như hệ cáp hãm (АРФ), máy phóng hơi (ПКТ) .. Tất cả đều có thể đặt mua từ nước ngoài. Vào năm 2007 có tin cho rằng TQ đã đặt mua 4 bộ thiết bị kỹ thuật hàng không này từ nước Nga.
Bộ thứ nhất dùng để phân tích, nghiên cứu và có thể để làm nhái bắt chước, bộ thứ 2 lắp đặt trên HKMH Shi Lang, bộ thứ 3 và 4 dùng cho 2chiếc HKMH đầu tiên do chính TQ đóng. Tuy nhiên vào năm 2011 đã rõ là dưới sức ép của Hoa Kỳ, Nga đã không bán АРФ và tài liệu về máy phóng hơi ПКТ. Theo những nguồn tin không chính thức thì TQ quay sang đặt mua АРФ từ Thụy Điển, đồng thời thay máy phóng hơi ПКТ bằng cách tự chế tạo máy phóng điện từ (ЭКТ) nhờ trợ giúp kỹ thuật của một số nước phương Tây và các Công ty Thụy Điển.
Có lẽ TQ sẽ không lặp lại sai lầm của Hải quân Liên Xô khi gắn lên HKMH quá nhiều các vũ khí và thiết bị. Shi Lang sẽ vận dụng các kinh nghiệm của Hoa kỳ và Pháp để trang bị vũ khí và trang thiết bị ở mức tối thiểu đảm bảo vận hành được sân bay nổi. Vào tháng 8 năm 2011, Shi Lang đã di chuyển ra biển để chạy thử tuy vẫn chưa có máy bay trên boong.
Có rất nhiều “chỉ trích” về HKMH đầu tiên của TQ trên các phương tiện truyền thông. Nhiều chuyên gia Nga nói về “sự thiếu tin cậy của động cơ giống như trên HKMH theo thiết kế 11435 của Nga”, “hệ thống phòng không yếu ớt”, “không có các máy bay đặc dụng – hệ thống tác chiến điện tử, chỉ huy cảnh báo radar tầm xa”, rằng thì là “J-15 (Su-33) kém hơn F/A-18A”..v/v. Tất nhiên những bàn luận đấy là không sát với thực tế. Vì “sự thiếu tin cậy của động cơ” là hậu quả của sự bỏ bê HKMH “Đô đốc Kuznetsov” trong giai đoạn 1992-2005 của các quan chức Hải quân để tập trung các nguồn lực chăm sóc cho hạm đội tàu ngầm nguyên tử. Người ta quên rằng tuần dương hạm “Kiev” theo thiết kế 1143, 11434 (có 4 chiếc) đã dùng cùng loại động cơ này cho đến kỳ bảo dưỡng không gặp bất kỳ vấn đề gì.
Liên quan đến những cáo buộc về “hệ phòng không yếu ớt” thì cần nhớ rằng, bình thường HKMH không có hệ thống phòng không mạnh dựa trên các tổ hợp tên lửa. Đây là quan niệm sai lầm của các “nhà chiến lược” hải quân, khi thay các máy bay tiêm kích hải quân bằng các dàn tên lửa đối không. Còn câu chuyện J-15 (Su-33) lạc hậu so với F/A-18A thì rất thiếu cơ sở vì sức mạnh chiến đấu của máy bay tiêm kích không được xác định bằng trang bị trên boong tàu, còn chất lượng vũ khí của nó, thì không lẽ tên lửa Nga P-77 lại tồi hơn loại tương đương cũa Hoa Kỳ.
Máy bay đặc dụng đang được chế tạo riêng cho HKMH TQ. Máy bay chỉ huy cảnh báo radar tầm xa được chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải Y-7 (sao chép cải tiến từ An-24). Điều thú vị là các lãnh đạo hải quân TQ không đặt vấn về lắp đặt các thiết bị điện tử phức tạp trên máy bay (như các lãnh đạo hải quân Xô –Viết trước đây yêu cầu đối với máy bay Yak-44), nên việc chế tạo máy bay chỉ huy cảnh báo từ xa chắc chắn sẽ thực hiện được.
Kế hoạch tự chế tạo HKMH đã được TQ đặt ra từ năm 1992 nhưng đến năm 1883 mới được nghe nói đến. Theo truyền thông phương Tây thì HKMH theo thiết kế 9985 bắt đầu từ năm 1999 tại Nhà máy đóng tàu Thượng Hải Shanghai Jiannan Zaochuanchang.
Nhiều ý kiến cho rằng chỉ có Nhà máy đóng tàu ở Đại liên mới có khả năng đóng mới HKMH vì đã từng đóng tàu theo thiết kế 11436M. Hơn nữa hiện nay TQ chưa đủ khả năng sản xuất các turbin hơi và turbin khí công suất 50 – 70 ngàn mã lực dùng cho mục đích quân sự, cũng không ghi nhận bất kỳ việc mua sắm nào. TQ cũng không có ngành sản xuất nồi hơn hoặc lò phản ứng hạt nhân có công suất cần thiết cho HKMH.
Một vài chuyên gia thì cho rằng nồi hơi và turbin khí có thể được lấy từ các tuần dương hạm hạng nặng “Minsk” và “Kiev”. Đem lắp trựcc tiếp vào HKMH hoặc chế tạo theo mẫu của chúng. Tuy nhiên việc vận hành các thiết bị tương tự trên các tàu khu trục theo thiết kế 956Э/ЭМ đã cho thấy khá phức tạp.
Như vậy việc tự chế tạo HKMH của TQ chưa thể bắt đầu trong tương lai gần. Việc khởi công chế tạo chỉ có thể bắt đầu sau khi đã chọn xong hệ động lực chính và được cam kết nhận được nó tại nhà máy đóng tàu trước khi đóng phần mặt boong dưới trên ụ tàu.
Theo các chuyên gia, việc chế tạo HKMH không thể xong trước năm 2017-2020. Lương dãn nước cỡ 45-50 ngàn tấn, có trang bị máy phóng. Kiểu hệ động lực chính chưa công bố, nhưng chắc sẽ là loại HKMH hạng trung với động cơ hạt nhân và 3 máy phóng.
Các máy bay trên tàu Shi lang và trên các HKMH đời mới sẽ chuẩn hóa gồm 24-36 chiếc J-15 (nhái Su-33M), 4 máy bay chỉ huy cảnh báo tầm xa (trên khung của Y-7 hoặc Yak-44), 6-18 trực thăng săn ngầm Ka-28PL, 2 trực thăng tìm kiếm cứu nạn Ka-28PS và một số máy bay khác (tổng công khoảng 50-55 đơn vị). Máy bay tiêm kích chủ đạo sẽ là J-15, sẽ kết hợp với 14 chiếc Su-33M đặt mua của Nga. Rõ ràng là TQ có ý cơ cấu hỗn hợp các máy bay này trên HKMH để sử dụng hệ thống điện tử của Su-33M với Radar và tác chiến điện tử lắp trên Su-30MK2. Các máy bay tiêm kích cũng sẽ được cải tiến để có thể sử dụng máy phóng. Tuy nhiên vào năm 2011, có lẽ dưới áp lực của Hoa Kỳ, Nga đã từ chối không bán các máy bay Su-33M cho TQ với lý do là số lượng sản xuất quá ít.
Cần nhớ rằng đối với các phi công lái may bay trên HKMH thì việc cất cánh dễ dàng hơn hạ cánh rất nhiều. Vì vậy hiện nay TQ đang phải huấn luyện cho các phi công hạ cánh trên HKMH là chính. Cho đến năm 2015 có lẽ tàu Shi Lang sẽ vẫn chưa có hệ máy phóng.Lực lượng đổ bộ
Tàu đổ bộ. Hải quân TQ có gần 100 tàu đổ bộ, trong đó có 2 tàu có chỗ đáp máy bay trực thăng theo thiết kế 071. TQ tự chế tạo các tàu này theo mẫu tàu San Antonio (LPD-17) của Hoa Kỳ. Sự gia tăng nhanh chóng các tàu đổ bộ trong 4 năm gần đây (chế tạo gần 70 tàu đổ bộ có thể chở xe tăng) đã chứng tỏ rằng nền công nghiệp của TQ đang chế tạo với nhịp độ nhanh các loại tàu đơn gian trong thời bình.
Tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn của Trung Quốc
Không còn nghi ngờ gì về việc các đội tàu đổ bộ mạnh được chế tạo trước tiên là để gây áp lực chính trị lên các quốc gia đang chiếm giữ “chuỗi đảo thứ nhất” (Ryukyu và Philippines) như Đài Loan, Việt Nam, Philippine, Hàn Quóc.
Canô đổ bộ. Ngoài tàu đổ bộ thì Hải quân TQ còn có hơn 150 canô đổ bộ, trong đó co 10 chiếc chạy trên đệm khí có sức chở 15 tấn. Hiện nay đang tiến hành các công việc để chế tạo canô đổ bộ chạy trên đệm khí trọng tải 50-60 tấn để dùng trên các các đổ bộ có trực thăng theo thiết kế 071. Số lượng các canô đổ bộ có thể lên đến 500 chiếc nhưng khó mà chính xác được việc phân bố chúng trong Hải quân.
Hải quân TQ tỏ ý quan tâm đến các tàu đổ bộ đa chức năng chạy trên đệm khí của Nga theo thiết kế 1232.2. Theo vài nguồn tin thì có 6 chiếc đã được đặt hàng với Ucraina, tuy thực tế chỉ biết có 4 chiếc, trong đó 2 chiếc được đóng tại TQ. Việc này đã gây ra một scandal gữa Moskva và Kiev về bản quyền tác giả. Một vài chuyên gia cho rằng yêu cầu bản quyền của Nga trong trường hợp này là vô lý vì tất cả các tài liệu chế tạo tàu đổ bộ đệm khí này đều có sẵn ở Nhà máy đóng tàu Feodosyi «Море», sau khi Liên Xô tan rã thì thuộc về Ucraina một cách vô điều kiện.
Lực lượng tàu đa dụng
Tàu khu trục. Đến cuối năm 2011 hải quân TQ có 27 tàu khu trục các loại. Điểm đặc biệt trong chương trình chế tạo loại tàu này là cùng 1 serie thì 2 tàu có trang bị vũ khí và động cơ chính khác nhau. Hiện đại nhất là 2 tàu Lanzhou theo thiết kế 052C đóng tại TQ nhưng sử dụng công nghệ và trang bị của nước ngoài (radar tầm xa, máy sonar, pháo 100mm của Pháp, hệ thống tên lửa đối không “Риф” của Nga, động cơ turbin khí của Ucraina…). Các tàu khu trục theo thiết kế 052C trang bị radar đa chức năng với 4 anten lưới pha cố định kiểu 382 theo công nghệ của Nga.
Vì giá thành tàu khu trục rất cao nên người ta đã quyết định chế tạo 2 chiếc theo thiết kế 051C kiểu Shenyang. Khác với tàu theo thiết kế 052C, tàu trang bị anten xoay dạng trụ kiểu “Fort-M” cho tổ hợp tên lửa đối không.
Khi chế tạo nhiều loại tàu khu trục, hải quân TQ rõ ràng mong muốn tìm ra một kiểu tàu tối ưu với các công nghệ mới nhất.
Vào năm 2007 khi các chuyên gia phương Tây tham quan tàu Guangzhou (theo thiết kế 052B) đã có vài nhận xét. Trước hết là tàu đạt cấp độ của thế kỷ XXI. Tàu có cấu trúc theo từng cụm (block), áp dụng công nghệ che dấu “Stels”. Tuy nhiên nếu chú ý kỹ sẽ thấy tàu khu trục áp dụng phần lớn công nghệ những năm 50-60-x. Đó là hệ thống cũ theo kiểu Xô Viết với hệ thống gió dọc theo hành lang 2 bên tàu trên boong từ mũi đến đuôi tàu. Theo các chuyên gia, hệ thống kiểu này nếu bị hỏng thì các khí đọc từ đám cháy trên tàu hoặc từ các chất độc phát sinh sẽ lan tỏa nhanh chóng trước khi thủy thủ kịp mang các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Những cửa chắn nước cũng gây ra không ít ngạc nhiên khi kết cấu của nó có thể bị méo mó và hư hỏng do tác chiến hoặc gió bão. Nhiều hệ thống vũ khí (ông phóng ngư lôi, hệ chắn phản lực …) chỉ có dẫn động bằng thủ công, rất không phù hợp với con tàu được trang bị nhiều thiết bị điện tử vô tuyến hiện đại.
Tương tự như vậy khi quan sát trang bị vô tuyến cho thấy nhiều đường cáp không được bảo vệ khỏi tác động của điện từ nên tất cả chúng đều gọn và đơn giản.
Sau khi tham quan có chuyên gia đã đưa ra đánh giá việc chế tạo tàu khu trục của Hải quân TQ: “Đối với họ thì các tàu khu trục theo thiết kế 956Э sẽ được ví như tàu vũ trụ trong thời gian dài nữa…”
Vì thế phần lớn các chuyên gia cho rằng TQ chưa thể chế tạo các con tàu hiện đại và cân đối theo hệ kỹ thuật tác chiến được.
Tàu hộ tống. Trong thành phần Hải quân có 51 chiếc. Ngoài 6 chiếc theo thiết kế 054A, tấc cả còn lại có hệ phòng không yếu ớt hoặc chỉ có tên lửa đối không tầm ngắn kiểu Crotale. Đa số tàu theo thiết kế cũ 053 và 053H đã được bán cho hàng loạt quốc gia thế giới thứ 3.
Nhiều tàu hộ tống giá rẻ được chế tạo để thay thế các tàu hộ tống cũ và bổ sung cho các tàu khu trục đắt tiền. Đến cuối năm 2011 có 2 tàu hộ tống theo thiết kế 054 giản lược hệ phòng không được chế tạo, có các tính năng và trang bị kỹ thuật giống tàu La Fayette của Pháp. Tiếp theo sẽ chế tạo các tàu hộ tống theo thiết kế 054A (6 chiếc), dự kiến thay tên lửa đối không HQ-7 (Crotale) bằng HQQ-16 (Shtil) 32 ống phóng. Ngoài ra 4 pháo phòng không AK-630 được thay bằng pháo kiểu 730 (Goalkeeper). Hiện nay sẽ chế tạo thêm 2 chiếc kiểu này nữa.
Do thành phần vũ khí thay đổi dẫn đến quan điểm phát triển tàu hộ tống thay đổi theo. Trước đây người ta xem các tàu khu trục đắt tiền cần bổ sung các tàu hộ tống rẻ tiền. Nhưng từ khi thay đổi lãnh đạo Hải quân mới, tàu hộ tống được xem như tàu chiến đa năng mạnh với lượng dãn nước ít, còn các tàu khu trục mới được xem như tàu hộ tống cho HKMH tương lai.
Lực lượng tàu tuần tra
Cho đến năm 2003 không có kế hoạch chế tạo tàu tuần tra cho Hải quân TQ. Đến năm 2004 thì chương trình phát triển tàu tuần tra không ngờ lại có động lực phát triển mới. Trước hết, sự ít quan tâm đến tàu tuần tra dồn sang tàu tên lửa. Vì thế nên những tàu tuần tra tốt nhất theo thiết kế 037/1 (25 chiếc) đã được trang bị tên lửa chống hạm S-802 và chuyển thành tàu tên lửa.
Đồng thời theo công nghệ của Úc, tàu tên lửa kiểu Houbei (Type-022) với trang bị tên lửa đối hạm C-802 bắt đầu được chế tạo hàng loạt. Tổng cộng có 60 chiếc được chế tạo cho đến cuối năm 2011. Chúng có tốc độ tối đa chỉ khoảng 36 hải lý, nhưng nhờ có 2 thân và hình dáng theo công nghệ “Stels” nên tính năng đi biển tăng lên và độ nhận dạng giảm xuống.
Nhiều tàu tuần tra được chuyển sang lực lượng dự bị nên sắp đến số lượng trong hải quân sẽ giảm đi.
Lực lượng tàu quét mìn
Trong thành phần Hải quân hiện nay chỉ có vài tàu quét mìn, hàng trăm tàu loại này được đưa vào dự trữ. Trong hạm đội dự bị có hơn 50 tàu phá mìn theo thiết kế 312. Theo ý kiến nhiều chuyên gia, lực lượng tàu quét mìn là thành phần yếu nhất trong Hải quân TQ, sự phát triển của nó không rõ tại sao lại diễn ra chậm chạp.
Kết luận chung
Rõ ràng là ngành công nghiệp đóng tàu của TQ đã nắm bắt nhiều công nghệ, nhưng đó là những thành tựu của quá khứ. Những người đóng tàu TQ hoàn toàn chưa thể chế tạo, thậm chí theo giấy phép, những turbin hơi, turbin khí lớn và nồi hơi áp lực cao cho các các tàu lớn như HKMH.
Nhưng trở ngại nhất đối với người TQ là ngoài tên lửa đạn đạo ra họ không còn loại vũ khí hải quân nào khác có chất lượng. Những loại đang có là bắt chước những mẫu được chế tạo cách nay 10-15 năm. Lực lượng Hải quân TQ không có loại pháo tự động các cỡ, thủy lôi và mìn theo thiết kế riêng.
Điều đó cho thấy công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này chưa được thực hiện có hiệu quả. Vả lại những tiêu chuẩn hiện hành tại TQ nói chung không thích hợp với triển vọng của tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Đa số chuyên gia cho rằng trong bối cảnh hiện nay, Thiên Triều thiết kế và chế tạo bom nguyên tử và tên lửa vũ trụ còn dễ hơn hoàn thiện một động cơ turbin phản lực hiệu suất cao cho máy bay chở khách.
Tác giả: Vladislav Nikolsky - diendan.nuocnga
Comments[ 0 ]
Post a Comment