Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin không chỉ là dấu hiệu mới nhất trong mối quan hệ đang phát triển giữa hai nước đồng minh cũ.
Tổng thống Vladimir Putin đã đến Hà Nội chỉ trong một ngày mà như một cơn lốc đổ bộ vào Việt Nam trong ngày 12 tháng 11, nhằm để thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, mối quan hệ đã đạt được vào năm ngoái. Đây là chuyến thăm thứ ba của ông Putin đến Việt Nam và là chuyến thăm thứ hai trên cương vị Tổng thống Liên bang Nga.
Putin đã có các cuộc gặp gỡ với ba nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vào lúc kết thúc chuyến viếng thăm đã có các báo cáo cho biết rằng có tới mười bảy hiệp định song phương đã đạt được, trong đó có năm trong các lĩnh vực dầu khí và năng lượng. Các thỏa thuận này là một sự phản ánh về bản chất trên diện rộng của mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Lực lượng vũ trang Việt Nam - phòng không, không quân, hải quân, tăng thiết giáp và lực lượng pháo binh - tất cả đều là những tranh thiết bị vũ khí từ thời Liên Xô, chúng rất cần được hiện đại hóa. Từ năm 1993 đến năm 2000, Nga đã bán cho Việt Nam mười hai máy bay chiến đấu phản lực Su-27SK và Su-27UB Flanker, hai tàu hộ tống tên lửa, bốn hệ thống radar và các trang thiết bị quân sự khác.
Vào tháng Ba năm 2001, Liên bang Nga đã trở thành đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam. Tại thời điểm đó hai bên đã vạch ra tám lĩnh vực hợp tác chính: chính trị-ngoại giao, dầu khí, thủy điện và năng lượng hạt nhân, thương mại, đầu tư, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và du lịch, trang thiết bị quân sự và công nghệ.
Điều 8 của Hiệp định về đối tác chiến lược đã xác định rằng , "Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong việc cung cấp các trang thiết bị quân sự để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam và nhu cầu an ninh của Nga và không nhằm chống lại nước thứ ba."
Từ năm 2001 đến năm 2008 quan hệ song phương đã bị hạn chế bởi sự suy thoái của nền kinh tế Nga, do đó mối quan hệ đối tác chiến lược cũng không phát huy được hiệu quả. Từ năm 2008, Nga đã lấy lại sự ổn định về chính trị và kinh tế nhờ trữ lượng dầu và khí đốt dồi dào. Nga đã tìm cách khai thác những cơ hội lớn tại thị trường đang phát triển nhanh của Việt Nam vào tạo các liên kết giao thông vận tải giữa Việt Nam và vùng Viễn Đông của Nga.
Xuất khẩu vũ khí của Nga sang Việt Nam đã sớm trở thành một thành phần quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Từ năm 2008 đến năm 2012, Hải quân Quân nhân dân Việt Nam đã nhận hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Gepard-3.9 và bốn tàu tuần tra lớp Svetlyak, 40 tên lửa Yakhont / SS-N-26 và 400 tên lửa diệt tàu Kh-35Uran / SS-N-25.
Trong năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng mua sáu tàu ngầm diesel - điện tiên tiến dự án 636 Varshavyanka ( Kilo -class).
Lực lượng không quân nhân dân Việt Nam cũng đã nhận hai mươi máy bay chiến đấu phản lực đa chức năng, chúng được trang bị tên lửa hành trình diệt hạm Kh-59MK, cùng 100 tên lửa không - đối - không tầm ngắn R-73 (AA-11 Archer ), 200 tên lửa đất đối không 9M311/SA -14, hai tiểu đoàn S-300PMU-1, bốn hệ thống radar phòng không Kolchnya, ba hệ thống radar giám sát thụ động (PSS) VERA. Việt Nam cũng đã tiếp nhận hai dàn tên lửa phòng thủ bờ biển K-300 Bastion - P.
Vào ngày 27 tháng 7 năm 2012, Tổng thống Putin và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã gặp nhau tại thành phố nghỉ mát Sochi và thông qua một Tuyên bố chung nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Từ đây việc Nga bán vũ khí cho Việt Nam đã trở thành thành một phần quan trọng nhất của mối quan hệ hợp tác song phương.
Từ năm 2012, Việt Nam đã đặt hàng hơn mười hai máy bay Su-30MK2s và hai tàu khu trục nhở Gepard-3,9 được ưu tiên cho cấu hình chống ngầm. Nga cũng đã được phía Việt Nam trao cho hợp đồng xây dựng một trung tâm bảo dưỡng tàu chiến tại vịnh Cam Ranh.
Vào đêm trước của chuyến thăm đến Việt Nam của ông Putin, phia Nga đã bàn giao về kỹ thuật tàu ngầm đầu tiên mang tên Hà Hội (HQ-183) cho Việt Nam. Trong tháng Mười một này Nga cũng đã tuyên bố sẽ hoàn thành trung tâm huấn luyện vận hành tàu ngầm Kilo cho Việt Nam vào tháng Giêng năm 2014, trung tâm này được đặt tại Cam Ranh.
Vào lúc kết thúc chuyến viếng thăm của ông Putin ngày 12 tháng Mười một, trong một thời gian ngắn ngủi của chuyến thăm một Tuyên bố chung về hợp tác quốc phòng đã đạt được, nhưng không có bất kỳ chi tiết nào bị rò rỉ ra ngoài. Các phương tiện truyền thông cùng các báo cáo chính thức cho biết rằng Nga không chỉ mở rộng cung cấp các trang thiết bị vũ khí cho quân đội Việt Nam mà Nga còn hợp tác phát triển và chuyển giao công nghệ sản xuất các trang thiết bị vũ khí cho Việt Nam. Như việc có khả năng rằng Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa hành trình diệt hạm Uran (SS-N-25 Switchblade).
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 9 tháng Mười một, vào đêm trước khi Tổng thống Putin lên đường sang Việt Nam, Chủ tịch Trương Tấn Sang kêu gọi rằng hai nước sẽ "tăng cường hợp tác quân sự lên tầm cao mới." Để "tạo ra một bước đột phá mới" trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng đề xuất "liên doanh sản xuất, nghiên cứu, thiết lập các trung tâm dịch vụ và các dịch vụ sau bán hàng cũng như xuất khẩu sang nước thứ ba."
Trong khi đó, trong một tuyên bố được phát đi trước chuyến thăm đến Hà Nội, Tổng thống Putin lưu ý rằng, "hợp tác quân sự và kỹ thuật-quân sự đã chuyển sang một chiều hướng hoàn toàn mới. Nó không còn giới hạn ở việc xuất khẩu trang thiết bị trọn gói, hai bên sẽ phối hợp để bắt đầu sản xuất các trang thiết bị vũ khí tiên tiến tại Việt Nam dưới sự cấp phép của Nga và sự tham gia của các công ty của Nga tại đây.
Nga hiện đang thúc dục Việt Nam cho phép tàu chiến Nga có thể đến duy tu bảo dưỡng, và xây dựng cơ sở hậu cần tại căn cứ Cam Ranh.
Việc Việt Nam đang có một số lượng rất lớn trang thiết bị vũ khí của Liên Xô-Nga đã tạo nên một nhu cầu cấp bách trong việc duy tu bảo dưỡng những trang bị này một cách thích hợp, trong khi đó dịch vụ huấn luyện, duy tu bảo dưỡng những trang thiết bị này lại chỉ có các doanh nghiệp quốc phòng Nga mới có thể đảm nhiệm. Ngoài ra, Nga đã đồng ý mở rộng việc đào tạo lực lượng nòng cốt quốc phòng Việt Nam tại các học viện quân sự của Nga.
Đô đốc James Goldrick (đã nghỉ hưu) của Úc gần đây đã ghi nhận một số việc liên quan đến việc Việt Nam mua sáu tàu ngầm Lớp Kilo rằng Việt Nam đang hết sức cố gắng và nỗ lực để trong một thời gian ngắn hình thành một lực lượng mà trước đây hải quân chưa có, trong thời gian gần đây đã gặt hái được những thành công mặc dù nền tảng cơ sở ban đầu rất hạn chế. Ông đưa ra kết luận rằng," trên các tàu ngầm mới sẽ có một số lượng lớn người Nga trong nhiều năm tới ... các chuyên gia Nga chắc chắn sẽ cần phải lên bờ."
Tóm lại, "Gấu Nga" sẽ trở lại Việt Nam. Trong những năm tới, các công ty Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc duy trì và phát triển nền công công nghiệp quân sự cao cấp với những trang thiết bị vũ khí đã mua từ Nga. Các công ty quốc phòng của Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc hợp tác sản xuất các loại tên lửa và vũ khí chúng sẽ được trang bị cho không quân và hải quân. Và các chuyên gia quân sự và nhân viên Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển hạm đội tàu ngầm của họ.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion - P Nga chuyển giao Việt Nam - Ảnh Trọng Thiết
Cơ sở quân sự tại Vịnh Cam Ranh cũng có thể được dự kiến sẽ tiếp tế và sửa chữa tàu hải quân Nga trên chặng đường di chuyển từ Viễn Đông đến Vịnh Aden và ngược lại. Như Tuyên bố chung ngày 14 Tháng 11 tiết lộ, liên doanh dầu khí Nga-Việt Nam sẽ tiếp tục thăm dò và khai thác hydrocarbon trên thềm lục địa của Việt Nam. Nga và Việt Nam sẽ có lợi ích tương đương trong sự hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Giáo sư Carl Thayer – chuyên gia kỳ cựu về quân sự và chính trị Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales)
Comments[ 0 ]
Post a Comment