Việt Nam tuyệt đối tin tưởng vào máy bay tiêm kích, tàu ngầm, khinh hạm và khoa học công nghệ quân sự của Nga. Quá trình hiện đại hóa Lực lượng vũ trang Việt Nam với sự hợp tác khoa học quân sự Nga được triển khai mạnh mẽ nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các vùng kinh tế trên biển Đông.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Hà Nội ngày 12 tháng 11
Theo thống kê Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ năm 2012, Trên biển Đông Việt Nam sở hữu khoảng 24,7 TCF khí gas (6.99 × 1011 m3), 4,4 tỷ thùng dầu. Việt Nam là nước đứng thứ 3 trong châu Á sau Ấn Độ và Trung Quốc về trữ lượng dầu mỏ. Dự trữ khí gas đã tăng vọt từ năm 2007, khai thác khí gas đến năm 2010 đã tăng gấp đôi.Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất châu Á Thái Bình dương do có những tuyến đường vận tải thương mại trong đó có tuyến vận tải dầu từ Vịnh Ba Tư đến Đông Á. Biển Đông là mối quan tâm hàng đầu của Washington, Mỹ luôn khẳng định quyền tự do hàng hải quốc tế và bác bỏ mọi đòi hỏi chủ quyền liên quan đến vùng nước này.Tình hình phức tạp trong khu vực cùng với sự phát triển kinh tế biển mạnh mẽ là động lực thúc đẩy Việt Nam hiện đại hóa lực lượng vũ trang, đặc biệt là không quân – hải quân. Theo hãng truyền thông "Jane", dự kiến mức tăng trưởng GDP của Việt Nam tính từ năm 2013 – 2017 là 6,5%, tăng trưởng kinh tế giúp Việt Nam có được ngân sách quân sự trong giới hạn cần thiết để bảo vệ chủ quyền.Để thực hiện chiến lược đổi mới vũ khí trang bị. Việt nam định hướng tăng cường và củng cố hợp tác quân sự với người bạn truyền thống lâu đời. Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong 5 khách hàng lớn nhất của công nghiệp quốc phòng Nga.Trong 4 năm trở lại đây, khách hàng nhập khẩu lớn nhất vũ khí trang bị Nga là Ấn Độ 35%, Trung Quốc 15%, Algeria14%, sau nữa là Việt Nam và Venezuela.Động lực gần đây nhất cho hợp tác quân sự là chuyến viếng thăm Nga tháng 8.2013 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh, hai bên đã có cuộc hội đàm cụ thể về định hướng phát triển hợp tác quân sự . Trước đó vào tháng 3, Bộ trưởng bộ quốc phòng NgaSergei Shoigu đã thăm chính thức Hà Nội, khẳng định chiến lược hợp tác với Việt Nam phát triển công nghiệp quốc phòng và cung cấp vũ khí trang bị hiện đại.
Theo lời Thứ trưởng BQP Trương Quang Khánh sau cuộc họp được tổ chức vào ngày 12.04 với Phó Giám đốc Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Bộ quốc phòng Nga Vyacheslav Dzirkaln , Việt Nam sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị với Nga trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Tại cuộc tham vấn trong cuộc họp lần thứ 14 của Ủy ban liên chính phủ (IGC) về hợp tác quốc phòng tháng 10.2012 tại Moscow, Ông Trương Quang Khánh và ông Dzirkaln, đồng phụ trách hợp tác quân sự Việt - Nga đã kết luận: hợp tác kỹ thuật quân sự song phương đã đạt được những kết quả khả quan. Hai bên đã thống nhất phương án tăng cường quan hệ trong những năm tới trên các thỏa thuận đã có .Trong vòng mười năm trở lại đây, Việt Nam và Nga đã hoàn thành các hợp đồng nhập khẩu máy bay chiến đấu dòng Su, tổng hợp đồng có 12 chiếc Su-27SK/UBBK và 24 chiếc Su -30МК2В.Hợp đồng thứ nhất là 4 chiếc Su 27 SK và 1 chiếc Su-27UBK ký năm 1994, hoàn thành năm 1995–1996. Hợp đồng thứ 2 là 2 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK ký tháng 12.1996, hoàn thành năm 1997–1998 .Năm 2003, Việt Nam ký hợp đồng mua 4 chiếc Су-30МК2V, hoàn thành năm 2004. Năm 2009 ký hợp đồng 8 chiếc Su- -30МК2V, hoàn thành vào năm 2010–2011. Năm 2010 đã ký hợp đồng nhập 12 chiếc -30МКV2, hoàn thành năm 2011–2012. Gần đây, lực lượng không quân Việt Nam rất quan tâm đến các máy bay chiến đấu mới Su-35 của Nga do yêu cầu thực tế cần các máy bay tiêm kích có khả năng chiến đấu với các máy bay tàng hình. Theo những nguồn tin không chính thức, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu khoảng 24 chiếc Su – 35 trong tương lai.
Máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-35
Hợp tác kỹ thuật quân sự thể hiện mạnh nhất trong lĩnh vực vũ khí trang bị của Hải quân Việt Nam. Từ 2013 – 2016 sẽ hoàn thành hợp đồng cung cấp 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo 6361, hai chiếc đầu tiên được đưa về Việt Nam vào năm 2014. Ngoài đóng tầu, Nga sẽ đào tạo và huấn luyện thủy thủ đoàn, cung cấp các loại vũ khí đạn và cơ sở vật chất cần thiết. Tàu ngầm 6361 lớp Kilo thuộc lớp tàu diesel thế hệ 3 được lắp đặt hệ thống tên lửa Club- S nhằm tăng khả năng tấn công các mục tiêu trên biển và trên đất liền. Các tàu ngầm Việt Nam lần đầu tiên được lắp đặt hệ thống máy tính điều khiển tự động và các thiết bị đảm bảo sự sống cho thủy thủ đoàn bao gồm: giảm áp suất trong các khoang công tác và hệ thống dập lửa khí ni tơ.Tại nhà máy Zelenodol'sk đang tiến hành đóng hai tàu tàu Gepard 3.9 dự án 11661E cho hải quân Việt Nam. Quá trình khai thác sử dụng hai khinh hạm Gepard đã thể hiện rõ khả năng và ưu thế của lớp tàu này trong nhiệm vụ bảo vệ vùng nước chủ quyền. Hai chiếc “Gepard 3.9” Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng được ký hợp đồng năm 2006 và chuyển giao năm 2011. Hai chiếc Gepard tiếp theo sẽ được giao cho Việt Nam vào năm 2016 – 2017.
Đóng tàu Gepard 3.9 cho Việt Nam
Hiện nay, các nhà máy đóng tàu Việt Nam đang đóng 6 tàu tên lửa "Molniya" dự án 12.418В. Năm ngoài, một chiếc Molniya đã được bàn giao cho Hải quân Việt Nam. Nhà máy đóng tàu Rybinsk "Vympel" hỗ trợ và cố vấn kỹ thuật đóng tàu cho các đồng nghiệp Việt Nam, sản xuất các trang thiết bị và chuyển giao cho Việt Nam lắp đặt trên sáu chiếc “Molniya”. Quy trình đóng tàu được tiến hành dưới sự giám sát kỹ thuật của Trung tâm thiết kế Hàng hải "Diamond" St Petersburg và Nhà máy đóng tàu " Vympel ".Hải quân Việt Nam dự kiến đóng 10 hạm tàu tên lửa dự án 12418. Các tổ hợp máy tàu, trang thiết bị và vũ khí từ nhà máy đóng tàu Rybinsk cho 6 chiếc có tổng giá thành khoảng 30 triệu đô la và hợp đồng sẽ kết thúc vào năm 2016. Trong hợp đồng đóng tàu tên lửa dự án 12418 “Molniya” có điều khoản cho phép Việt Nam được đóng thêm 4 chiếc Molniya, tùy chọn này sẽ trở thành hợp đồng cứng sau khi chiếc Molniya đầu tiên được bàn giao cho Hải quân.Phía Nga còn đảm bảo cho Hải quân Việt Nam các phương tiện huấn luyện đào tạo.Theo đó, công ty Cổ phần nghiên cứu và chế tạo "Aurora" sẽ cung cấp, lắp đặt và đưa vào sử dụng tổ hợp đào tạo và huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm Việt Nam. Theo giám đốc điều hành công ty "USC Transas" Vyacheslav Komrakov, chịu trách nhiệm chính trong dự án này là công ty "Aurora", "USC Transas" như nhà thầu phụ sẽ chế tạo các trang thiết bị huấn luyện điều khiển tàu ngầm như kính tiềm vọng, khoang điều khiển, các buồng công tác. Trung tâm gồm hai tòa nhà lớn chiếm một diễn tích 10000 m2 tại Cam Ranh. Theo Tổng giám đốc công ty "Aurora"Constantine Shilov, công ty đang tiến hành lắp đặt và hiệu chỉnh các trang thiết bị để đưa vào khai thác sử dụng. Việt Nam cũng đặt hàng các tổ hợp huấn luyện dành cho tàu hộ vệ tên lửa Gepard 36 vị trí huấn luyện, tàu tên lửa Molniya 56 vị trí huấn luyện.Hợp tác kỹ thuật quân sự Việt Nga còn được thể hiện trong việc chuyển giao công nghệ quân sự. Tập đoàn " Tên lửa chiến thuật " (TEV), đang hợp tác với Việt Nam lắp đặt dây chuyền và công nghệ sản xuất nội địa tên lửa chống hạm Kh-35 "Uran" Tổng công ty "Irkut" đang thực hiện hợp đồng chuyển giao cho Hội khoa học hàng không vũ trụ Việt Nam công nghệ chế tạomáy bay không người lái "Irkut-200."
Máy bay không người lái Việt Nam
Trong khuôn khổ tiến trình từng bước hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Việt Nam còn có hợp tác kỹ thuật quân sự chỉ với nhiều nước như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Romania, Ukraine, Belarus,Hà Lan. Nhưng 90% chương trình đổi mới vũ khí trang bị bắt nguồn từ nước Nga. Vơi tình bạn đặc biệt đã được thử thách qua những năm tháng chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc và sự tin cậy chắc chắn vào vũ khí trang bị từ nước Nga, Quân đội Nhân dân Việt Nam đang trở thành một lực lượng quân sự hùng mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Nguồn: Công nghiệp quốc phòng Nga
Comments[ 0 ]
Post a Comment