Quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ giảm dần sự phụ thuộc vào Nga
Tuesday, December 3, 2013
Quan hệ quốc phòng gia tăng giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ giúp giảm sự phụ thuộc gần như hoàn toàn về quốc phòng của Việt Nam vào Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Shri AK Antony duyệt hàng quân danh dự nhân Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ngày 12/10/2010 tại Hà Nội - Reuters
Vào tháng trước, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thực hiện chuyến thăm cấp cao đến Hà Nội, chuyến thăm đã tạo nên một dấu mốc quan trọng trong hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia, tiếp sau đó Tổng Bí Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng đã thực hiện chuyến thăm đến Ấn Độ với mục đích tương tự. Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng báo hiệu rằng Việt Nam đang tìm cách tận dụng những lợi thế chuyên môn và kinh nghiệm của Ấn Độ đối với các trang thiết bị vũ khí công nghệ Liên Xô / Nga và giảm thiểu mối rủi ro của việc phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp duy nhất.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc dành được sự hỗ trợ của Ấn Độ đối với quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Một động thái chưa từng có là Ấn Độ đã cung cấp khoản tín dụng 100 triệu USD để mua bốn tàu tuần tra xa bờ. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ cung cấp một khoản tín dụng để mua các thiết bị quân sự cho một quốc gia bên ngoài khu vực Nam Á. Cùng một thỏa thuận liên quan đến việc bảo vệ các thông tin liên quan đến quốc phòng.
Đã có các báo cáo cho biết rằng Ấn Độ và Việt Nam đang đàm phán về việc Ấn Độ bán tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam cũng như hợp tác trong việc sản xuất trang thiết bị quốc phòng.
Ngay sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở về Việt Nam, đã có thông tin chi biết rằng Ấn Độ sẽ giúp đào tạo lên đến 500 thủy thủ tàu ngầm của Việt Nam, các thủy thủ sẽ được đào tạo một cách "toàn diện các hoạt động tác chiến của tàu ngầm" tại trung tâm đào tạo tàu ngầm hiện đại INS Satavahana của Ấn Độ.
Sáng 8/11, tại TP.HCM, Việt Nam và Ấn Độ đã tiến hành Đối thoại Quốc phòng lần thứ 8. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ngài Radha Krishna Mathur, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Ấn Độ đồng chủ trì buổi đối thoại.
Sự gia tăng quan hệ hợp tác quốc phòng lần này là động thái mới nhất trong quan hệ quốc phòng giữa Ấn Độ - Việt Nam của lịch sử lâu dài của mối quan hệ. Năm 1982, một cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương đã đạt được với việc thành lập Uỷ ban Hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ về kinh tế, văn hóa, khoa học và hợp tác công nghệ để kiểm nghiệm mối quan hệ song phương.
Hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ - Việt Nam từ 1980 và 1990 vẫn chưa có gì đáng kể. Các thỏa thuận hợp tác quốc phòng lớn đã được ký kết vào tháng Chín năm 1994, tháng Ba năm 2000 và tháng Năm 2003.
Một bước ngoặt lớn hơn đã đạt được trong tháng 11 năm 2007 khi Ấn Độ và Việt Nam đã nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược bao gồm ba mươi ba điểm với 5 lĩnh vực hợp tác chính: chính trị, quốc phòng, an ninh, hợp tác kinh tế và thương mại chặt chẽ, khoa học và công nghệ, văn hóa và kỹ thuật, và các mối hợp tác đa phương và khu vực.
Tuyên bố chung đã được ký kết trong sáu lĩnh vực hợp tác về quốc phòng an ninh và chính trị:
Đầu tiên , Ấn Độ và Việt Nam đã đồng ý tổ chức các cuộc đối thoại chiến lược ở cấp thứ trưởng. Các cuộc đối thoại đã được tổ chức hàng năm kể từ năm 2007.
Thứ hai, Ấn Độ và Việt Nam đã đồng ý nhấn mạnh về tương lai của nguồn cung cấp quốc phòng, các dự án chung, hợp tác đào tạo và trao đổi thông tin tình báo.
Thứ ba, Ấn Độ và Việt Nam nhất trí tăng cường liên lạc và trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị quốc phòng và an ninh của họ.
Thứ tư, trên nền tảng lợi ích hàng hải chung, Ấn Độ và Việt Nam đã đồng ý tăng cường hợp tác trong việc xây dựng năng lực hàng hải, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có liên quan, chú trọng đặc biệt đối với vấn đề an ninh của các tuyến đường biển, chống cướp biển, ngăn ngừa thảm họa và tìm kiếm cứu nạn.
Thứ năm, Ấn Độ và Việt Nam quyết tâm tăng cường hợp tác song phương nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng.
Thứ sáu, Ấn Độ và Việt Nam đồng ý hợp tác để giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống bao gồm buôn bán ma túy, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, HIV / AIDS, cúm gia cầm và các dịch bệnh khác.
Thủy thủ đoàn tàu INS DELHI của Ấn Độ chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện quân đội Việt Nam và chính quyền TP.HCM tại cảng Nhà Rồng trong chuyến thăm vào giữa năm 2011.
Yếu tố quốc phòng trong mối quan hệ đối tác chiến lược đã được thực thi ngay lập tức. Trong năm 2007, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ AK Anthony trong chuyến thăm Hà Nội đã ký một Biên bản ghi nhớ với người đồng cấp Đại tướng Phùng Quang Thanh. Biên bản ghi nhớ bao gồm hợp tác về quốc phòng, hải quân, phòng không không quân và đào tạo. Ông Anthony cũng thông báo rằng Ấn Độ cung cấp 5.000 phụ tùng thay thế để hỗ trợ Việt Nam trong việc duy tu bảo dưỡng tàu chiến săn ngầm lớp Petya và rằng Ấn Độ sẽ cử một đoàn sang chuyên gia Việt Nam để hỗ trợ đào tạo các quân nhân Việt Nam cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Từ năm 2007, dưới mối quan hệ hợp tác chiến lược, Ấn Độ và Việt Nam đã trao đổi các chuyến thăm cấp cao bao gồm cả người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng quốc phòng và các bộ trưởng các cấp các ngành khác. Ấn Độ cũng cử các tàu chiến thường xuyên gé thăm các cảng hải quân Việt Nam như vào tháng Tư năm 2008, tháng Tư năm 2009, tháng 5 - tháng 6 năm 2010, tháng 5 - 2011, tháng 7 năm 2011, tháng 5 năm 2012.
Vào tháng Hai năm 2008, Đô đốc Sureesh Mehta, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ấn Độ, cùng đoàn cán bộ quân sự Ấn Độ đã có cuộc thảo luận tại Hà Nội với Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (VPA). Trong tháng Mười của năm sau đó, một phái đoàn quốc phòng Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc phòng đã thực hiện chuyến thăm đến Ấn Độ để thảo luận với Tổ chức nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Tướng Thịnh bày tỏ sự quan tâm với việc hỗ trợ kỹ thuật trong việc sản xuất tên lửa hành trình. Trong tháng Mười một năm 2009, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có chuyến thăm đến thăm Ấn Độ.
Trung tướng Phạm Hồng Lợi, phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN đã tổ chức đón tiếp Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ Vijay Kumar Singh trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng Bảy năm 2010. Trong chương trình nghị sự của chuyến thăm của ngài Singh bao gồm có các hợp tác đào tạo thuật ngữ đối ứng, hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm và cứu nạn, cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng AK Anthony đã trở lại Hà Nội vào tháng Mười năm 2010 để tham dự cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Plus. Trong chuyến thăm của mình, ông Anthony đã có các cuộc thảo luận song phương với Đại tướng Phùng Quang Thanh. Hai Bộ trưởng đã nhất trí về mối quan hệ hợp tác quốc phòng trong tương lai bao gồm cả các chuyến thăm trao đổi, liên kết đào tạo chiến tranh du kích và tác chiến đồi núi và rừng rậm, duy tu bảo dưỡng tàu chiến hải quân, và tìm kiếm cứu nạn. Ấn Độ cũng đồng ý hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của họ, thiết lập một trung tâm ngoại ngữ, và trao đổi thông tin về lực lượng hải quân và lực lượng không quân. Việt Nam sẽ cung cấp cơ sở duy tu bảo dưỡng và cung cấp nhiên liệu cho tàu hải quân Ấn Độ.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony trong một cuộc gặp gỡ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng năm 2007
Trong tháng 7 năm 2011, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Quân chủng Hải quân cùng các cán bộ, đã có chuyến thăm đến Ấn Độ để thu hút hỗ sự trợ trong việc xây đóng các tàu tuần tra và các tàu tấn công nhanh. Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiền đã nhận được sự đảm bảo rằng Ấn Độ sẽ tiếp tục giúp đào tạo các cán bộ lực lượng hải quân và giúp Việt Nam duy tu bảo dưỡng các trang thiết bị vũ khí có nguồn gốc từ Nga.
Thư ký Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma đã tham dự Đối thoại Chiến lược hàng năm tại Hà Nội vào tháng 9 năm 2011. Hai bên đã thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác giữa hải quân hai nước, lực lượng không quân, bộ binh và ngành công nghiệp quốc phòng. Ngài Sharma đã đồng ý trong việc cung cấp các cơ sở đào tạo hải quân và hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng năng lực hải quân.
Một tháng sau, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đến Ấn Độ và có cuộc hội kiến với người đồng cấp Ấn Độ, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng có cuộc gặp gỡ với Thư ký Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma và gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Pallam Raju và yêu cầu Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam trong bốn lĩnh vực: Đào tạo thủy thủ tàu ngầm, đào tạo chuyển đổi phi công bay Su- 30, hiện đại hóa cảng Cam Ranh, Nha Trang, và chuyển giao tàu chiến cỡ trung bình. Chủ tịch Trương Tấn Sang yêu cầu Ấn Độ xem xét khả năng cung cấp cho Việt Nam tên lửa hành trình BrahMos. Quan chức quốc phòng Ấn Độ khẳng định Ấn Độ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công tác huấn luyện quân sự, phát triển nguồn nhân lực và chia sẻ thông tin.
Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã có đến thăm Ấn Độ vào tháng Chín năm 2013. Ông đã có các cuộc thảo luận về việc tăng cường các hợp tác quân sự trong tương lai với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Đọ và Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trangẤn Độ, đồng thời ông cùng đoàn cán bộ cũng đã đến thăm căn cứ Không quân Hin-đan (AFSTN Hindan) thuộc Bộ tư lệnh Không quân miền Tây Ấn Độ và Bộ Tư lệnh Hải quân miền Đông Độ
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ thăm tàu đảm bảo hậu cần thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân miền Đông Ấn Độ (Ảnh: Nguyễn Nam)
Ấn Độ và Việt Nam có lợi ích an ninh chung trong việc tối đa hóa quan hệ quốc phòng của hai nước nhằm đối phó với Trung Quốc và các cường quốc tương ứng khác trong khu vực. Quan hệ của Ấn Độ với Việt Nam cung cấp một vai trò vị trí lớn hơn cho Ấn Độ ở Đông Á, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải. Ví dụ như việc Ấn Độ sử dụng mối quan hệ quân sự với Việt Nam để đáp trả việc Trung Quốc hỗ trợ cho quân sự cho Pakistan.
Mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước là cùng có lợi. Ấn Độ tăng dần từ việc bán trang thiết bị quân sự, hỗ trợ kỹ thuật công nghệ và dịch vụ cho Việt Nam. Ấn Độ cũng có lợi ích từ sự hỗ trợ về chính trị của Việt Nam, như trong các cuộc đối thoại với ASEAN, thành viên trong các Diễn đàn khu vực ASEAN và việc Ấn Độ ứng cử làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Việc Ấn Độ bán các trang thiết bị vũ khí, phụ tùng thay thế, công nghệ và dịch vụ nhằm tăng cường khả năng khả năng hiện đại hóa lực lượng vũ trang và tăng cường năng lực duy tu bảo dưỡng các trang thiết bị vux khí của lực lượng không quân và hải quân Việt Nam. Nói cách khác, quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam với Ấn Độ đã giúp giảm dần sự phụ thuộc vào Nga.
Giáo sư Carl Thayer – chuyên gia kỳ cựu về quân sự và chính trị Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales)
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment